Có Nên Ghép Cục Đẩy Công Suất với Amply

Cục đẩy và Amply là hai thiết bị âm thanh rất phổ biến hiện nay, được sử dụng rộng rãi trong các dàn âm thanh khác nhau. Rất nhiều người đặt ra câu hỏi: Nên sử dụng cục đẩy hay Amply cái nào tốt hơn? Có nên ghép cục đẩy công suất với Amply không? Theo dõi bài viết dưới đây để có ngay câu trả lời nhé!

Khi nào Nên Ghép Cục Đẩy Công Suất với Amply để hát karaoke hay hơn. Bộ dàn karaoke của gia đình bạn đang sử dụng là hệ thống gồm amply karaoke và loa với micro. Muốn nâng cấp chất lượng âm thanh của bộ dàn thêm mạnh mẽ mà vẫn giữ nguyên chiếc amply karaoke của mình. Trong khuôn khổ bài viết này, HDRADIO sẽ giúp bạn giải quyết được những băn khoăn, thắc mắc có nên ghép cục đẩy công suất với amply không và cách ghép như thế nào cho đúng và hiệu quả nhé.

1. Tìm hiểu về Amply và cục đẩy công suất

Amply và cục đẩy công suất là hai thiết bị âm thanh có khả năng khuếch đại tín hiệu ra loa, làm màng loa giao động và từ đó phát ra âm thanh. Cụ thể:

Thiết bị Amply:

Amply là một trong những thành phần cơ bản, cần thiết của một dàn karaoke gia đình. Đóng vai trò là thiết bị thu nhận tín hiệu từ thiết bị đầu ra sau đó xử lý, khuếch đại tín hiệu đó và đưa đến cho các thiết bị âm thanh đầu.  Amply tích hợp cả 2 chức năng là xử lý tín hiệu – căn chỉnh Echo, hiệu ứng cùng khả năng khuếch đại với mạch công suất ngay trong cùng một thiết bị.

Vì xử lý tín hiệu bằng cơ nên dễ bị hao mòn thiết bị, chính vì vậy người dùng nên vệ sinh thường xuyên để có được sự căn chỉnh chính xác nhất.

Bên cạnh đó, đặc trưng của dòng thiết bị này là mức công suất không lớn – dưới 600W, nên sẽ hạn chế hơn trong việc kết hợp với những loa có công suất lớn.

Cục đẩy công suất: 

Cục đẩy công suất hay main công suất là thiết bị có vai trò khuếch đại tín hiệu âm thanh cho hệ thống. Khác với Amply, cục đẩy công suất chỉ đảm nhận nhiệm vụ là khuếch đại âm thanh.

Vì vậy, mạch khuếch đại trong cục đẩy có không gian phát triển hơn, thường có công suất rất lớn, có thể kéo được nhiều loa và mang đến âm thanh mạnh mẽ, phù hợp với nhiều dàn âm thanh khác nhau.  Bên cạnh đó, main công suất có đa dạng mẫu mã, khả năng đầu vào từ cục đẩy 2 kênh, 3 kênh, hay 4 kênh nên có thể phối ghép được nhiều loa, mang đến khả năng kéo loa của một thiết bị lớn hơn.

2. Có nên ghép cục đẩy công suất với Amply hay không? 

Có nên ghép cục đẩy công suất với Amply hay không? Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu, điều kiện, tình hình thực tế của bạn.

Nên ghép cục đẩy công suất với Amply khi nào?

Nếu trong dàn âm thanh của bạn đã có sẵn Amply mà bạn muốn tăng công suất cho hệ thống hoặc muốn nâng cấp hệ thống mà vẫn tiết kiệm được kinh phí thì có thể ghép cục đẩy công suất với amply. Lúc này vai trò của amply như là mixer tạo hiệu ứng vang vọng, xử lý âm thanh cho chất lượng âm thanh hay hơn và cục đẩy là thiết bị khuếch đại, tăng công suất cho toàn hệ thống.

Nhiều trường hợp, Amply không đủ công suất hay công suất yếu thì giải pháp tốt nhất là kết nối thêm cục đẩy công suất để hỗ trợ.

Không nên ghép cục đẩy công suất với Amply khi nào?

Nếu bạn mới có ý định 2 thiết bị này thôi và đang băn khoăn có nên ghép cục đẩy với amply hay không? Thì câu trả lời là không nên. Sở dĩ như vậy là vì nếu bạn muốn có một chất lượng âm thanh hay, một hệ thống âm thanh chất lượng cao mà vẫn đảm bảo được công suất thì bạn nên dùng cục đẩy kết hợp với vang số. Còn khi dùng cục đẩy ghép với amply sẽ không cho được chất âm hoàn hảo được.

3. Hướng dẫn cách ghép cục đẩy công suất với Amply

Các bước ghép cục đẩy công suất với amply: 

  • Chuẩn bị dây tín hiệu để thực hiện cách đấu nối amply với cục đẩy. Mặt sau của hầu hết các thiết bị Amply karaoke thường chỉ có cổng kết nối AV hay còn được gọi là cổng hoa sen, còn cục đẩy công suất thì lại sử dụng cổng canon. Vì vậy, để đấu dây amply và cục đẩy thì phải sử dụng loại jack mà một đầu là AV còn đầu kia là canon
  • Xác định đúng cổng để ghép Amply với cục đẩy: Bạn phải xác định được đúng cổng chính xác để nối cục đẩy với amply. Tìm cổng xuất tín hiệu âm thanh từ amply ra (ký hiệu OUT), cổng kết nối đầu vào trên cục đẩy công suất (Ký hiệu IN).
  • Kết nối cục đẩy với amply: Tìm đến đường LINEOUT và đường CH.A/CH.B – INPUT  trên cục đẩy. Sau đó tiến hành kết nối từ LINEOUT của Amply tới CH.A/CH.B – INPUT của cục đẩy công suất. Vẫn theo nguyên lý OUT.A/OUT.B từ công suất ra loa, 2 đường CH.A/CH.B Link chính là 2 đường kết nối thêm cục đẩy công suất.

 Lưu ý khi ghép cục đẩy công suất với Amply: 

  • Lựa chọn dây kết nối chất lượng đảm bảo
  • Ngắt nguồn cả hai thiết bị khi thực hiện đấu nối để đảm bảo an toàn cho bạn
  • Xác định đúng cổng kết nối, tránh trường hợp ghép sai cổng khiến âm thanh k
  • hông thể phát ra được, thậm chí hỏng thiết bị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *