Chân loa là phụ kiện không thể thiếu, nó giúp cho việc thưởng thức âm thanh hay hơn. Vì thế nhiều người đã tự làm chân loa cho bộ dàn của của mình. Vậy cần chuẩn bị những dụng cụ gì? Cần lưu ý gì thực hiện? Cùng Amorevn Audio tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!
Khái quát về việc tự làm chân loa đẹp, đúng chuẩn
Thường thì tự làm chân loa đứng cần đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như độ cao phù hợp để loa phát ra âm thanh chuẩn nhất. Nó không chỉ dùng để kê đặt mà còn phải đảm bảo chống rung chấn, hạn chế rung lắc hay cộng hưởng khi loa hoạt động. Có như vậy thì bộ karaoke gia đình cao cấp cũng như các hệ thống âm thanh mới có thể phát huy được hết công suất.
- Về thẩm mỹ thì bạn có thể tìm những mẫu chân để loa đẹp trên mạng và làm theo các mẫu đó hoặc có thể tự thiết kế và làm theo sở thích của bản thân. Nếu bạn có tay nghề gỗ thì có thể làm chân loa bằng gỗ hoặc bạn có thể làm chân loa sắt nếu bạn biết cắt sắt, hàn sắt….
- Về độ cao thì phụ thuộc vào thiết bị loa bạn đang dùng cũng như diện tích không gian sử dụng. Hơn nữa khi tự làm chân loa bằng sắt, gỗ bạn cũng cần chú ý đến khoảng cách từ loa đến chỗ ngồi thưởng thức.
Một số lưu ý khi tự làm chân loa
Hiểu về tác dụng của chân loa
Tác dụng đầu tiên đó chính là khả năng kê đặt loa karaoke gia đình cao cấp. Chân loa sẽ đỡ loa để chúng không bị rơi khi đang hoạt động. Hơn nữa chúng còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho dàn máy cũng như toàn bộ không gian sử dụng.
Khi loa hoạt động thì hệ thống driver sẽ sinh ra nhiều chấn động, rung lắc. Vì thế chân để loa cần phải có chống rung hạn chế tối đa tính cộng hưởng. Nếu như các yếu tố nào được đảm bảo thì sẽ giảm được tình trạng méo tiếng hay các tiếng ồn không cần thiết. Nhiều người thường có thói quen để loa trên mặt tủ, mặt bàn, tuy nhiên thì nó không phát huy được hết khả năng nếu so với chân được thiết kế đúng chuẩn.
Tự làm chân loa cần chuẩn bị những gì?
Như đã phân tích ở trên, tùy vào sở thích thì bạn có thể dụng các chất liệu như gỗ hoặc sắt để làm chân loa. Về cơ bản thì vật liệu dùng để làm chân loa thì cần chắc chắn, có trọng lượng nhất định để đảm bảo khi đặt loa lên thì không bị rơi, đổ khi vận hành. Hơn nữa vật liêu không kém phần quan trọng đó chính là lớp đệm ở giữa loa và chân loa. Với các đơn vị chuyên sản xuất chân loa thì họ thường sử dụng các vật liệu có tính đàn hồi như silicon hoặc cao su. Bởi chúng vừa có độ bám tốt vừa có thể triệt tiêu rung lắc, hạn chế xước loa khi hoạt động.
Chiều cao khi đóng chân loa bao nhiêu là chuẩn?
Chiều cao chân loa sẽ phụ thuộc vào không gian cũng như thiết bị loa bạn đang dùng. Theo đúng chuẩn thì chúng ta cần tính toàn sao cho tweeter của loa có độ cao ngang với tai người ngồi nghe. Hơn nữa chúng ta cũng cần chú ý đến góc tỏa âm của loa. Thông thường thì chân để loa sẽ có độ cao khoảng 60cm, thêm vào đó chúng có thể cao hơn hoặc thấp hơn nhé.