Bộ phận nào của loa phát ra âm thanh? || Có thể bạn chưa biết

Loa là thiết bị âm thanh vô cùng quen thuộc và không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống âm thanh nào. Vậy bộ phận nào của loa phát ra âm thanh? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Amorevn Audio để hiểu rõ hơn về loa nhé!

Loa cần có các yếu tố nào?

Trước khi đi vào tìm hiểu bộ phận nào của loa phát ra âm thanh thì chúng ta cùng theo dõi các yếu tố cần có của loa nhé!

  • Tần số âm: Đây là yếu tố quyết định xem âm thanh vào tai nghe to hay nhỏ. Nếu như dao động trong không khí nhanh thì âm thanh sẽ có tần số cao và ngược lại. Tai người có thể nghe được âm thanh ở khoảng tần số  từ 20 đến 20 kHZ.
  • Áp suất không khí: Là biên độ sóng âm, nó quyết định đến mức độ của âm thanh ra sao. Nếu như biến độ sóng âm càng lớn thì âm thanh sẽ làm cho màng nhĩ rung càng nhiều và tác động lên não bộ và cho ra âm thanh càng to.
  • Micro có khả năng thu âm tương tự như tai người, sẽ có một màng rung sẽ rung lên theo sóng âm.

Bộ phận nào của loa phát ra âm thanh?

Loa, loa hội trường đảm nhận nhiệm vụ thu thập âm thanh từ các thiết bị xử lý như cục đẩy hoặc amply sau đó tiến hành xử lý để phát ra âm thanh thành rung động cơ học. Nó sẽ tái tạo sóng âm để có thể cân bằng với âm thanh thu được từ nguồn. Vậy bộ phận nào của loa phát ra âm thanh? Tại sao loa phát ra âm thanh?

Màng loa

Những loa con sẽ làm rung màng loa với tốc độ nhanh để tạo ra âm thanh. Màng loa thường được làm từ chất liệu nhựa, kim loại, phần viền loa rộng kết nối với viền treo. Viền treo hay vành loa có khả năng co giãn tốt, hình tròn cho phép màng nón di chuyển vào trong. Nó được kết nối với khung kim loại. Vành hẹp của màng nón thì được nối với cuộn âm.

Cuộn âm được nối với khung kim loại bằng mạng nhện, đây cũng là vành hình tròn co giãn để giúp cuộn âm luôn ở vị trí giữa và có chiều hướng dịch chuyển vào trong. Ở một số trường hợp màng loa sẽ được thiết kế theo kiểu vòm thay cho kiểu hình nón.

Cuộn âm

Cuộn âm là bộ phận không thể thiếu trong các thiết bị loa. Nó bao gồm cuộn dây quấn xung quanh lõi kim loại, khi có dòng điện chạy qua thì sẽ sinh ra từ trường tạo từ tính trong lõi kim loại. Từ trường tại cuộn âm tương tự như nam châm vĩnh cửu với 2 cực ngược nhau, chỉ khác là cuộn âm có thể thay đổi cực bằng cách thay đổi dòng điện.

Bộ khuếch đại thường xuyên thay đổi tín hiệu điện bởi vì điện tử chỉ đi 1 chiều giữa 2 cực. Dòng điện qua loa cũng thay đổi chiều liên lục để tạo thành dòng xoay chiều. Dòng xoay chiều sẽ đảo cực điện từ liên tục trong 1 giây.

Nam châm

Nam châm chính là cuộn âm và bị ảnh hưởng bởi dao động điện đẩy vào trong. Quá trình này diễn ra như sau: Nam châm điện nằm trong vĩnh cửu, 2 loại nam châm này tương tác liên tục với nhau. Khi nam châm điện đổi cực thì sẽ hút cực của nam châm vĩnh cửu sẽ tạo ra dao động điện đẩy cuộn âm đi vào.

Khi cuộn âm chuyển động vào trong thì sẽ làm cho màng loa cũng di chuyển theo vì chúng được kết hợp với nhau. Sự di chuyển này vào màng loa đập vào không khí phía trước sẽ làm cho màng loa rung và tạo nên sóng âm. Tín hiệu điện từ sẽ chuyển thành biên độ sóng điện tử sẽ tác động đến cuộn âm dịch chuyển theo tỉ lệ và khoảng cách nào đó. Sóng điện từ này là kiểu mã hóa của sóng âm. Chính vì thế khi màng loa chuyển động và phát ra âm thanh phải bằng sóng âm được mã hóa.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *