Bạn đang sử dụng amply karaoke California cho dàn âm thanh gia đình? Bạn đang sở hữu một trong những dòng amply tối tân, hiện đại nhất hiện giờ.
Bạn đang sử dụng amply karaoke California cho dàn âm thanh gia đình? Bạn đang sở hữu một trong những dòng amply tối tân, hiện đại nhất hiện giờ. Nhưng bạn có thực sự biết cách điều chỉnh amply california để hát karaoke chuẩn nhất không? Tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ về cách điều chỉnh amply hiệu quả nhất ngay sau đây.
Trước khi các bước điều chỉnh amply được thực hiện, các bạn cần quan sát và biết rõ về các núm điều chỉnh vì amply hoạt động tốt hay không và căn chỉnh hiệu quả đều dựa vào những núm vặn này.
Bạn lưu ý, núm vặn hàng thứ nhất và thứ hai là các núm điều chỉnh micro 1 và micro 2.
Tiếp đến, hàng thứ ba là các núm điều chỉnh Echo. Hàng núm thứ tư và năm là những núm điều chỉnh nhận lãnh nhiệm vụ điều chỉnh nhạc.
Các bạn cần đặc biệt lưu ý đến 2 hàng núm điều chỉnh master bên phải.
Xác định rõ ràng những núm vặn và công dụng thì việc điều chỉnh cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Tiếp theo là phần quan trọng nhất của bài viết này, cũng chính là điều mà tôi muốn truyền đạt đến các bạn nhất, điều chỉnh amply hiệu quả.
Cách điều chỉnh amply karaoke California
Các núm vặn ở mặt trước amply sẽ được điều chỉnh về hướng 12 giờ, đây chính là việc đầu tiên mà người dùng cần làm.
Bước 1: Căn chỉnh tiếng Micro
Các bạn căn chỉnh Micro thì sẽ tiến hành theo những thao tác sau đây.
- Người dùng sẽ điều chỉnh nút Volume. Nút này ở vị trí số 3, sau đó, các bạn sẽ nói thử và đảm bảo âm phát ra đủ đến tai người nghe. Điều này rất quan trọng vì trường hợp chỉnh âm thanh không đủ thì nghe sẽ cảm thấy bị mệt, đuối, mờ hơn nhạc.
- Các bạn chú ý đến nút BAL có vị trí số 4. Các bạn sẽ sử dụng nút này để điều chỉnh độ cân bằng giữa 2 loa hát karaoke, để mọi việc thuận lợi thì nên để ở giữa.
- Điều chỉnh ECHO, nút tạo độ vang có vị trí số 5. Các bạn chỉnh vừa phải nếu không may nhiều quá có thể dẫn đến hú rít từ micro.
- Điều chỉnh nút LO, nút này quyết định âm dải thấp, có vị trí số 6 rất đơn giản, các bạn hãy hãy nói “4” và “7” đảm bảo tiếng đủ nghe. Tuyệt đối không được để thừa vì tiếng mic trầm sẽ bị ù ù. Chẳng hạn nếu chỉnh thiếu thì giọng hát bị thiếu âm trầm, do đó, người dùng cần chỉnh theo hướng chiều kim đồng hồ, khi nào tiếng méo vỡ thì chỉnh lùi lại.
- Khi điều chỉnh nút MI quyết định âm dải trung, có vị trí số 7 thì các bạn sẽ nói “2” đảm bảo tiếng nghe từ loa tròn nhất, chắc tiếng.
- Người dùng cũng cần chú ý cẩn thận, khéo léo khi điều chỉnh nút HI, nút âm dải cao có vị trí số 8, các bạn sẽ nói “6” và “9” và cảm nhận tiếng treble đủ.
- Không được để tiếng bị thừa vì nếu vậy tiếng sẽ bị xé khi ở dải cao. Tiếng treble thiếu thì tiếng thiếu độ bay. Giải pháp rất đơn giản, các bạn sẽ điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ và đến lúc nghe tiếng treble bị xé thì sẽ chỉnh lùi lại.
Bước 2: Điều chỉnh ECHO – Vang nhại
Điều chỉnh ECHO – Vang cũng là một bước tiến hành đòi hỏi phải có độ hiểu biết và kỹ năng. Cụ thể, tôi sẽ giải thích cho các bạn thật kỹ lưỡng về các nút điều chỉnh.
- Đối với nút LO tại vị trí số 2 có công năng tăng/giảm vang của tiếng mic trầm.
- Bạn có thể tăng/giảm vang của tiếng mic cao khi dùng nút HI, vị trí 12.
- Nút RPT tại vị trí số 13 có công dụng rất quan trọng, điều chỉnh độ lặp của tiếng micro. Các bạn chú ý khi nút được chỉnh về chính giữa 12 giờ thì đồng thời sẽ có 6 tiếng lặp lại. Bạn là người hát tốt có độ luyến láy thì nên vặn ngược chiều kim đồng hồ lại để độ ngân bị giảm đi.
- Cuối cùng là nút DLY có vị trí số 14 sẽ điều chỉnh tốc độ của giọng hát nên khi cất tiếng hát nếu tốc độ của tiếng hát chậm hơn tiếng nhạc, bạn sẽ muốn tăng tốc lên và lúc này, bạn có thể điều chỉnh thêm 1 chút từ 12h30 – 13h.
Bước 3: Điều chỉnh MUSIC – Tiếng nhạc
Người dùng điều chỉnh MUSIC – Nhạc cần chú ý các núm điều chỉnh sau đây.
- Nút VOL ở vị trí số 16, người dùng có thể dùng núm điều chỉnh này để chỉnh âm lượng nhạc. Bạn nên điều chỉnh tiếng nhạc nhỏ hơn tiếng micro một chút để tiếng hát rõ hơn và khi hát không bị mất sức.
- Các bạn muốn tiếng trầm cân bằng với tiếng treble, không để quá ù thì sẽ điều chỉnh nút LO có vị trí 17.
- Bạn nên điều chỉnh nút MID tại số 18 theo hướng từ 9-10h để tránh tối đa đè tiếng của mic.
- Nút HI có vị trí số 19 có khả năng điều chỉnh âm treble lớn lên cho đến khi tiếng âm cao bị xé rè vỡ thì người dùng sẽ vặn ngược lại đặc biệt không nên để thấp quá vì nghe không được cảm xúc.
Bước 4: Điều chỉnh MASTER – Âm lượng tổng
Các bạn lưu ý điều chỉnh hàng MASTER – Âm lượng tổng.
- Nút VOL tại vị trí số 20 sẽ điều chỉnh âm lượng tổng của cả nhạc và micro.
- Trường hợp bạn đã chỉnh micro, nhạc nhưng chưa vừa ý thì 3 nút LO vị trí 21, MID vị trí 22) và HI vị trí 23 chính là giải pháp.
Một số chú ý trong quá trình căn chỉnh Amply karaoke California
Các bước điều chỉnh amply karaoke theo giọng hát rất quan trọng, các bạn chú ý thực hiện những thao tác ứng với những trường hợp sau đây để tiếng hát được thể hiện sinh động nhất.
- Trường hợp, giọng hát bị nặng, bạn hãy tăng bằng cách vặn nút theo chiều kim đồng hồ, nút MID của phần Mic. Bạn lưu ý vặn từ từ. Chẳng hạn tăng nhiều hoặc đột ngột quá có thể khiến âm thanh đưa ra loa bị hú.
- Bạn có thể tăng một chút ở nút HI trên đường Micro và đường Echo tổng nếu muốn tiếng hát nhuyễn và xịt xịt.
- Tiếng hát của bạn không dày có thể tăng nhẹ nhàng nút ECHO của phần Mic và nút LO trên đường Echo tổng.
- Sử dụng Amply karaoke, người dùng cần chú ý một số vấn đề sau đây.
- Nếu bạn tăng những nút trên thì ta nên vặn từ từ và nhẹ nhàng, âm thanh đưa ra loa sẽ mượt hơn.
- Trường hợp dàn karaoke bị hú bạn muốn xử lý nhanh nhất thì hãy giảm một chút nút VOL vị trí số 3 hay ECHO vị trí số 5 trên đường micro.
- Bạn nên chọn đúng loại mic hát chuẩn để tránh tình trạng rú rít.
Tôi đã hướng dẫn các bạn chi tiết về cách điều chỉnh amply karaoke để thiết bị hoạt động hiệu quả nhất. Chúc các bạn sử dụng thiết bị thật tốt.