Loa cộng hưởng là gì? Hướng dẫn sử dụng loa cộng hưởng CHI TIẾT

Loa cộng hưởng là một trong các dòng loa phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam dòng loa này khá là mới mẻ. Vậy loa cộng hưởng là gì? Nó có cấu tạo như thế nào? Cùng Amorevn Audio tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!

Loa cộng hưởng là gì?

Loa cộng hưởng hay resonance speaker, passive radiator là dòng loa được tích hợp công nghệ chống rung đặc trưng và một lõi rung để biên các mặt phẳng rắn như gỗ, kim loại, thủy tinh,… trở thành vật trực tiếp phát ra âm thanh. Với các chất liệu khác nhau sẽ cho ra âm thanh có chất lượng khác nhau.

Các thiết bị loa trên thị trường hiện nay đều phải có củ loa thì mới có thể tạo ra âm thanh. Tuy nhiên dòng loa này thì không cần, nó chỉ cần có màng loa, khung xương để chuyển các tín hiệu âm thanh thành các rung động cơ học mà chúng ta có thể thấy được khi phát âm thanh.

Cấu tạo của loa

Tùy vào thương hiệu, nhà sản xuất cũng như từng dòng loa sẽ được cấu thành từ các bộ phận khác nhau. Đa số chúng được cấu tạo bởi các bộ phận sau:

  • Thùng loa.
  • Khung xương
  • Lõi rung
  • Màng cộng hưởng

Công dụng của loa

  • Đem đến trải nghiệm âm thanh tuyệt vời: Bạn có thể đặt loa ở bất kỳ mặt phẳng rắn nào ví dụ như trên bàn, trên sàn nhà,… thì chúng đều có thể phát ra âm thanh. Mặt phẳng rắn càng đa dạng thì sẽ giúp đem đến cho người nghe nhiều trải nghiệm âm thanh khác nhau.
  • Khám phá âm thanh chất lượng cao: Nếu như bạn muốn nghe nhạc trữ tình thì hãy đặt loa ở trên mặt gỗ bởi nó sẽ giúp âm thanh phát ra trầm ấm, giàu chất bass. Còn bạn muốn âm thanh trong trẻo, cuốn hút, sắc sảo, mạnh mẽ thì nên đặt  trên mặt kim loại.
  • Giúp tiếng bass sâu và hay hơn nhờ khả năng cộng hưởng tần số thấp

Phân loại cộng hưởng loa

Loa cộng hưởng rung

Là dòng loa hoạt động theo nguyên tắc biến các mặt tiếp xúc thành màng loa để tạo ra âm thanh bằng cách rung động cơ học. Hầu hết các hãng nổi tiếng đều trang bị công nghệ cộng hưởng để có thể tạo ra loa cộng hưởng rung với chất lượng âm thanh tốt nhất. Vì vậy mà dòng loa này được rất nhiều khách hàng tin dùng.

Loa sub cộng hưởng

Có khả năng bổ sung tiếng bass cho hệ thống. Tuy nhiên loa sub cộng hưởng thường không được sử dụng phổ biến bởi nó chỉ được chế tạo ở các dòng loa nhỏ và cơ chế kiểm soát bass còn nhiều hạn chế. Còn các loại Sub cho các hệ thống âm thanh chuyên nghiệp như: âm thanh sân khấu, âm thanh hội trường giá rẻ, âm thanh sự kiện ngoài trời,.. thì chưa được sản xuất.

Loa cộng hưởng từ

Được trang bị từ tính để cộng hưởng. Vì thế, loa sẽ sử dụng các màng kim loại có tính chất từ tính cao, nhưng loại này cũng ít được sử dụng hơn nhiều so với loa cộng hưởng rung.

Các thương hiệu loa cộng hưởng nổi tiếng hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu sản xuất loa. Tuy nhiên khi nhắc đến dòng loa này thì chúng ta không thể bỏ qua 3 thương hiệu nổi tiếng sau:

  • Loa Harman Kardon
  • Loa JBL
  • Loa Sony

Cách sử dụng loa chi tiết từ A-Z

Nhìn thoáng qua thì loa cộng hưởng mini có thiết kế tương tự như các dòng loa bluetooth. Dòng loa này rất phù hợp để nghe nhạc, đặc biệt là các thể loại nhạc du dương, nhẹ nhàng, trữ tình,… bởi nó có khả năng cho âm trần xuống rất thấp.

Các dòng loa âm hưởng không thích hợp với các bản nhạc có nhịp điệu nhanh, dồn dập như nhạc rock, dance, giao hưởng,… bởi khả năng kiểm soát âm bass không được tốt nên dễ dẫn đến tình trạng tiếng bass bị lùng bùng. Tuy nhiên không phải thiết bị loa nào cũng như thế. Bởi có nhiều hãng loa sản xuất loa có chất lượng rất tốt nên âm thanh phát ra vô cùng tuyệt vời.

Loa hoạt động bằng cách dùng nguồn điện từ các thiết bị cấp nguồn nhạc như: điện thoại, máy tính, laptop,… hoặc nguồn riêng của loa. Ở 1 số thiết bị loa bạn chỉ cần cắm thẻ nhớ trực tiếp để phát nhạc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *